Cẩm nang xây dựng thực đơn cho người tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến và việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng để kiểm soát bệnh. Hãy cùng Viện Y Dược Quân Dân Y Việt Nam tìm hiểu những thông tin cần thiết để xây dựng thực đơn cho người tiểu đường một cách hiệu quả trong bài viết này nhé!

1. Khái quát về bệnh tiểu đường tại Việt Nam

Theo thông tin do thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chia sẻ vào ngày 13/11/2022, hiện nay có khoảng gần 5 triệu người Việt đang mắc bệnh tiểu đường. Thậm chí tỷ lệ mắc đã tăng đến 221% so với năm 2002. Đáng nói hơn, tỷ lệ mắc tiểu đường được dự đoán vẫn tiếp tục tăng cao trong tương lai.

Thống kê về bệnh tiểu đường ở Việt Nam
Thống kê về bệnh tiểu đường ở Việt Nam

Một thông tin đáng chú ý khác là hiện nước ta có hơn 65% không biết mình đang bị tiểu đường. Càng đáng buồn hơn khi 85% bệnh nhân chỉ phát hiện mắc bệnh khi đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: suy thận, đột quỵ… Điều này dẫn đến tỉ lệ tử vong do bệnh tiểu đường tăng cao.

Bạn có thể thử tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường qua phiếu đánh giá nguy cơ mắc bệnh từ IDF tại đây

2. Vai trò của việc ăn uống trong kiểm soát bệnh tiểu đường

Việc ăn uống có ảnh hưởng quan trọng đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Bởi vì một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp bạn giữ mức đường huyết bình thường, từ đó giảm nguy cơ gặp các biến chứng của bệnh.

Thực tế khi bạn giảm 5 đến 7% trọng lượng cơ thể, bạn đã có thể kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Đồng thời còn giúp ngăn ngừa tiền tiểu đường tiến triển thành dạng toàn phát.

Để xác định cân nặng phù hợp, bạn có thể tính toán dựa trên công thức sau:

  • Cân nặng lý tưởng nên có ở NAM = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22
  • Cân nặng lý tưởng nên có ở NỮ = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 21

Ví dụ: một người nữ cao 1,6m thì cân nặng lý tưởng là: = 1,6×1,6×21 = 54kg.

Lưu ý: Đây là mức cân nặng tối đa nên có. Các đối tượng thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng cũng cần đưa về cân nặng lý tưởng để tính nhu cầu cho phù hợp.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể dùng cân nặng lý tưởng để tính toán. Bởi vì đôi khi tuỳ thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh mà sẽ có những thay đổi cho phù hợp. Vậy nên cần phải có sự cá nhân hoá khi đặt ra mức cân nặng mục tiêu cho mỗi người.

3. Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

3.1. Cách xác định lượng calo cần thiết cho người tiểu đường

Việc xác định lượng calo cần thiết để đưa vào cơ thể mỗi ngày giúp duy trì các hoạt động thể chất được diễn ra bình thường. Do đó khi xác định lượng calo bạn có thể tính bằng cách sau:

Cách xác định lượng calo dựa trên hoạt động thể chất

  • Cân nặng lý tưởng x 25 kcal/kg/ngày (Người nằm điều trị tại giường).
  • Cân nặng lý tưởng x 30 kcal/kg/ngày (Với người lao động nhẹ).
  • Cân nặng lý tưởng x 35 kcal/kg/ngày (Với người lao động vừa).
  • Cân nặng lý tưởng x 35-40 kcal/kg/ngày (Với người lao động nặng).

Ví dụ: Người bệnh là người có cường độ lao động nhẹ (mức cân nặng lý tưởng là 54kg). Thì lượng calo cần thiết = 54 x 30 = 1620 kcal.

3.2. Xác định thành phần thức ăn trong thực đơn cho người tiểu đường

Trong mỗi bữa ăn của người bệnh tiểu đường cần đảm bảo đầy đủ 3 nhóm thực phẩm cơ bản gồm: chất béo, chất đạm và chất bột đường. Trong đó các thực phẩm có thể phân huỷ thành đường được gọi là carbohydrate (gọi tắt là carbs).

Có 3 loại carbs gồm:

  • Đường: đường từ tự nhiên (trái cây, sữa…) hoặc đường từ các loại thực phẩm đóng gói khác.
  • Tinh bột: từ các loại lúa mì, yến mạch hay các loại ngũ cốc như: ngô, khoai và một số loại đậu khác.
  • Chất xơ.
Thành phần thức ăn trong thực đơn cho người tiểu đường
Thành phần thức ăn trong thực đơn cho người tiểu đường

3.3.Tính tỷ lệ thành phần thức ăn trong thực đơn

Khi bạn đã xác định được lượng calo cần thiết cần đưa vào cơ thể, hãy tính phần trăm tỷ lệ thức ăn theo công thức sau:

  • Glucid (chất bột đường): 50-60% năng lượng khẩu phần.
  • Protein (chất đạm): 15-20% năng lượng khẩu phần.
  • Lipid (chất béo): 20-30% (với người trọng lượng bình thường và lipid máu bình thường), dưới 30% đối với người béo phì.

Cần lưu ý rằng, ngoài tính toán tỷ lệ thành phần thức ăn, bạn cũng phải tính toán giờ ăn một cách hợp lý. Bởi người bệnh tiểu đường cần ăn uống vào các giờ đều đặn để giúp insulin do cơ thể sản xuất hoạt động tốt hơn, từ đó làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường của Bộ Y tế như sau:

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường của Bộ Y tế
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường của Bộ Y tế

4. Một số lưu ý về thực phẩm dành cho người tiểu đường

4.1. Những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn

Tuy người bị tiểu đường phải kiêng khem nhiều thứ, nhưng bạn cũng nên linh hoạt trong việc lựa chọn thực phẩm. Việc đa dạng thực phẩm vừa giúp bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Vừa đảm bảo cho mức năng lượng cần thiết luôn trong phạm vi cho phép.
Dưới đây là gợi ý một số thực phẩm nên thêm vào chế độ ăn của người tiểu đường

>>> Tìm hiểu ngay Ăn gì để hạ tiểu đường để lựa chọn những thực phẩm phù hợp cho thực đơn của mình.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

4.2. Những thực phẩm không nên cho vào thực đơn cho người tiểu đường

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người tiểu đường cũng cần phải kiêng một số loại thức ăn, tránh để bệnh nặng lên. Các thực phẩm cần kiêng bao gồm:

  • Đồ ăn vặt.
  • Carbohydrate tinh chế.
  • Thực phẩm chiên/rán.
  • Đồ uống có nhiều đường.
  • Thịt chế biến.
  • Chất béo chuyển hóa.

>>> Xem ngay Tiểu đường kiêng gì để tránh những thực phẩm không tốt cho người tiểu đường.

5. Mẫu thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường

Việc lên một thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường cần phải được nghiên cứu và đánh giá cụ thể theo từng trường hợp của bệnh nhân.
Dưới đây là một thực đơn mẫu cho người tiểu đường trong vòng 7 ngày bạn có thể tham khảo:

Thực đơn thứ 2
Thực đơn thứ 2
Thực đơn thứ 3
Thực đơn thứ 3
Thực đơn thứ 4
Thực đơn thứ 4
Thực đơn thứ 5
Thực đơn thứ 5
Thực đơn thứ 6
Thực đơn thứ 6
Thực đơn thứ 7
Thực đơn thứ 7
Thực đơn chủ nhật
Thực đơn chủ nhật

Tạm kết

Việc thiết kế thực đơn cho người tiểu đường là điều cần thiết để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Sử dụng thực phẩm lành mạnh, kiểm soát khẩu phần ăn và bằng cách lên thực đơn là một cách tốt nhất giúp bạn quản lý được lượng năng lượng nạp vào của mình. Từ đó giúp bạn quản lý đường huyết của mình tốt hơn, cũng như duy trì được sức khoẻ tốt và mức cân nặng hợp lý.

Nếu bạn có thắc mắc hay câu hỏi nào về việc sử dụng thực phẩm để điều trị tiểu đường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0353 168 166. Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích tại chuyên mục tin liên quan trên website: vienyduocquandany.vn của chúng tôi. Chúc bạn có một ngày tốt lành và mạnh khoẻ!

Địa chỉ VIỆN Y DƯỢC QUÂN DÂN Y VIỆT NAM

Trụ sở chính: Liền kề 6 KĐT Newhouse Xa La, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội

VP: C.TT2-05B KĐT Kiến Hưng Luxury, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội

TTTT1: Số 58, Nguyễn Chính, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

TTTT2: Số 48 ngõ 11 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội

TTTT3: Số 20/1/111 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

TTTT4: KDV Cầu Dừa, Trung tâm ga Thường Tín, Hà Nội

Lịch làm việc và Liên hệ

Làm việc tất cả các ngày trong tuần

Từ 8:00 – 22:00 (cả thứ 7 và chủ nhật)

Nếu đến ngoài giờ làm việc vui lòng liên hệ hotline để đặt lịch

0353 349 935 hoặc 0353 168 166

hoặc 024 629 13236

vienyduocquandany1@gmail.com

vienyduocquandany.vn