Tết Đoàn Viên là gì? Bật mí ý nghĩa sâu sắc của Tết Đoàn Viên

Tết Đoàn Viên là một trong những dịp lễ mang ý nghĩa đặc biệt trong năm của người Việt. Vậy Tết Đoàn Viên thực chất là ngày gì? Diễn ra vào thời gian nào? Có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Viện Y Dược Quân Dân Y Việt Nam – Vimepha tìm hiểu trong bài viết ngay nhé!

Tết Đoàn Viên là ngày gì?

Tết đoàn viên là ngày gì

Tết Đoàn Viên, hay thường được gọi với cái tên quen thuộc hơn đó là Tết Trung Thu. Đây là một dịp lễ đặc biệt trong năm của người Việt và một số quốc gia thuộc nền văn hoá Á Đông. Dịp lễ này được diễn ra vào ngày rằm (ngày 15) tháng 8 Âm lịch hàng năm.

Vào ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ thường quay về nhà, quây quần, đoàn tụ bên nhau. Đây cũng là khoảng thời gian để mọi người tạm gác lại những lắng lo trong cuộc sống thường nhật để dành thời gian cho những người thân yêu.

Nguồn gốc

Hiện nay, có nhiều người vẫn nghĩ Tết Đoàn Viên hay Tết Trung Thu được bắt nguồn từ văn hoá Trung Quốc. Vì truyền thuyết nổi tiếng nhất liên quan đến Trung Thu là Hằng Nga và Hậu Nghệ cũng được bắt nguồn từ quốc gia này.

Tuy nhiên, tại Việt Nam cũng có truyền thuyết về Trung Thu là chú Quậy lên cung trăng, cũng như một số nghiên cứu khác về Trung Thu. Vậy nên hãy cùng Viện Y Dược Quân Dân Y Việt Nam (VIMEPHA) tìm hiểu ngay nhé:

Nguồn gốc tết đoàn viên

Nguồn gốc Tết Trung Thu, Tết Đoàn Viên ở Trung Quốc.

Theo tích xưa, Tết Trung Thu được bắt nguồn từ thời Đường dưới thời vua Duệ Tôn ở Trung Quốc. Vào một đêm khuya của tháng tám, khi nhà vua đang ngự chơi ở ngoại thành dưới ánh trăng tròn và gió mát, ngài đã gặp được một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão mái tóc bạc phơ.

Lúc này, vị tiên đã hoá phép, tạo ra một chiếc cầu vồng nối liền cung trăng và mặt đất, giúp cho nhà vua có thể lên cung Quảng dạo chơi. Đến khi trở về trần thế, nhà vua đã đem lòng vương vấn cảnh đẹp nơi cung trăng, và cũng từ đó, ngài đã đặt ra Tết Trung Thu.

Nguồn gốc Tết Trung Thu ở Việt Nam

Còn theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung Thu ở Việt Nam được bắt nguồn từ thời xa xưa và đã được khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Bên cạnh đó, trên văn bia của chùa Đọi cũng ghi chép rằng từ thời nhà Lý, Tết Trung Thu đã chính thức được tổ chức ở kinh thành Thăng Long. Vì vào khoảng rằm tháng 8, việc gieo trồng đã xong xuôi, thời tiết cũng đã dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi”, là thời gian để người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi. Đến thời nhà Lê, trong “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả, Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Ý nghĩa của ngày Tết Đoàn Viên

Ý nghĩa của tết đoàn viên

Ý nghĩa của Tết Đoàn Viên (hay Tết Trung Thu) đúng như cái tên của nó, đó là Đoàn Viên. Là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần, ngồi lại bên nhau sau những ngày xa cách vì đi làm ăn, học hành. Tết Đoàn Viên cũng là dịp để kết nối các thành viên trong gia đình, để mọi người kể cho nhau nghe về những kỷ niệm đáng nhớ, và chia sẻ những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.

Ngoài ra, theo truyền thống, Tết Trung Thu cũng là dịp để người nông dân tạ ơn trời đất vì đã cho họ vụ mùa bội thu. Đồng thời cũng để tiên đoán mùa trong năm, vì ngày Trung Thu là ngày mà trăng tròn và sáng nhất trong năm.

Với các bạn nhỏ, Trung Thu là dịp để các bạn được cha mẹ mua hoặc làm cho những chiếc đèn lồng xinh xắn, được đi rước đèn, phá cỗ, xem múa lân… Do đó, vào mỗi mùa Tết Trung Thu, Tết Đoàn Viên hàng năm, các bạn nhỏ luôn vô cùng thích thú và háo hức.

Trong cuộc sống bận rộn, xô bồ như hiện nay, một dịp như Tết Đoàn Viên là một dịp rất đáng quý. Vì vậy bạn hãy trân trọng dịp Tết này, nếu có thể, hãy gác lại những bộn bề công việc để quay về bên gia đình của mình nhé!

>>> Ngoài bánh trung thu, những món quà bảo vệ sức khoẻ dành cho cha mẹ, những người thân yêu cũng là một lựa chọn đáng để cân nhắc. Hãy tham khảo ngay sản phẩm hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ của chúng tôi để gửi trao yêu thương đến người thân nhé!

Phong tục đón Tết Đoàn Viên của người Việt Nam

Tuy Tết Đoàn Viên không chỉ diễn ra ở mỗi nước Việt Nam chúng ta, nhưng trong dịp này, chúng ta cũng có những phong tục đặc sắc, đa dạng khác nhau. Mỗi phong tục mang lại mang những nét đặc trưng riêng của dịp Tết Trung Thu, cũng như tinh thần của dân tộc ta.

Rước đèn

Đèn lồng, đặc biệt là những chiếc đèn ông sao đã trở thành một nét đặc trưng của ngày Tết Trung Thu. Theo quan niệm được bắt nguồn từ Trung Quốc thời xưa, đèn lồng tượng trưng cho sự may mắn. Do đó, đèn lồng đã trở thành một biểu tượng cho ngày lễ ý nghĩa này.

Đèn lồng trung thu

Ngày nay, không khó để bắt gặp những hàng quán bày bán các loại đèn lồng rực rỡ, đủ loại sắc màu, hình dạng trên bất kỳ nơi nào của đất nước. Vào những ngày này, các trường học, địa phương cũng thường tổ chức hoạt động rước đèn cho các em nhỏ. Hoạt động này thường đi kèm các hoạt động khác như văn nghệ, múa lân, phá cỗ…

Múa lân

Múa lân cũng là một hoạt động phổ biến trong dịp Tết Đoàn Viên. Múa Lân thường được biểu diễn vào đêm 14 và đêm 15, khi lễ hội Trung Thu được tổ chức.

Trong văn hoá, con Lân được coi là một con vật tượng trưng và báo hiệu cho điềm tốt lành. Do đó hoạt động múa Lân đêm Trung Thu vừa là một hoạt động văn nghệ khuấy động không khí. Vừa mang ý nghĩa mong cầu cho những điều tốt lành sẽ đến với mọi nhà.

Hoạt động múa lân trung thu

Phá cỗ và cắt bánh Trung Thu

Theo tục lệ, vào ngày rằm (ngày Tết Đoàn Viên) hàng năm, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm ngũ quả, bánh kẹo, bánh Trung Thu… để dâng lên gia tiên.

Sau khi dâng lên gia tiên, cả gia đình sẽ quây quần lại với nhau, cùng nhau thưởng thức hoa quả, bánh kẹo. Đây cũng là một hoạt động được các em nhỏ yêu thích nhất vào dịp này.

Bên cạnh mâm cỗ, bánh Trung Thu cũng là một loại thực phẩm không thể thiếu trong Tết Đoàn Viên. Vào thời khắc mọi người quây quần bên nhau, người ta sẽ cắt những chiếc bánh Trung Thu rồi cùng nhau thưởng thức cùng một chút trà.

Ngày nay, bánh Trung Thu ngày càng hiện đại, đa dạng hơn về mẫu mã và hương vị. Vì vậy bánh Trung Thu cũng có thể phục vụ nhiều người dùng hơn, kể cả là người tiểu đường.

Bánh trung thu

Đối với người mắc tiểu đường,  trong những ngày lễ tết như Trung Thu cũng đừng quên giữ cho mình một chế độ ăn lành mạnh để bảo vệ sức khoẻ.

>>> Đồng thời hãy dùng thêm sản phẩm hỗ trợ là sữa tiểu đường BBCare để cải thiện đường huyết ngay hôm nay nhé!

Trông trăng

Như đã nói ở các phần trên, rằm tháng 8 âm lịch là thời điểm trăng đẹp và sáng nhất trong năm. Vào ngày này, trời thường dịu mát với ánh trăng tròn vành vạnh cùng những ngôi sao lấp lánh trên cao, tạo nên một bầu không khí rất đẹp và nên thơ.

Vậy nên trong ngày này, hoạt động trông trăng rằm được rất nhiều người yêu thích. Cùng nhau ăn bánh, uống trà, trông trăng, trò chuyện về những gì đã qua hẳn sẽ là những giây phút khó quên trong cuộc đời của mỗi người.

Tạm kết vấn đề Tết Đoàn Viên là ngày gì?

Mong rằng qua bài viết “Tết Đoàn Viên là ngày gì?” đã mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn. Giúp bạn hiểu thêm về ngày lễ ý nghĩa, cũng như các phong tục đẹp của ngày lễ này. Hy vọng bạn và gia đình sẽ lưu lại nhiều khoảnh khắc hạnh phúc trong dịp lễ nhé! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết và đừng quên thường xuyên truy cập website: vienyduocquandany.vn để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về tiểu đường và các sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh. Hãy liên hệ ngay hotline: 0353 168 166 để được chúng tôi hỗ trợ, tư vấn một cách tốt nhất nhé!

Địa chỉ VIỆN Y DƯỢC QUÂN DÂN Y VIỆT NAM

Trụ sở chính: Liền kề 6 KĐT Newhouse Xa La, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội

VP: C.TT2-05B KĐT Kiến Hưng Luxury, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội

TTTT1: Số 58, Nguyễn Chính, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

TTTT2: Số 48 ngõ 11 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội

TTTT3: Số 20/1/111 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

TTTT4: KDV Cầu Dừa, Trung tâm ga Thường Tín, Hà Nội

Lịch làm việc và Liên hệ

Làm việc tất cả các ngày trong tuần

Từ 8:00 – 22:00 (cả thứ 7 và chủ nhật)

Nếu đến ngoài giờ làm việc vui lòng liên hệ hotline để đặt lịch

0353 349 935 hoặc 0353 168 166

hoặc 024 629 13236

vienyduocquandany1@gmail.com

vienyduocquandany.vn