[Tư vấn] Loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường?

Người tiểu đường thường phải kiêng khem nhiều loại thực phẩm, trong đó có gạo trắng. Vậy người tiểu đường có thể ăn gạo lứt không? Nếu có thì nên chọn loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là gì

Gạo lứt là loại gạo đã được bỏ đi lớp vỏ cứng bên ngoài nhưng vẫn giữ lại lớp mầm và lớp cám giàu dinh dưỡng bên trong.

Gạo lứt có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có màu sắc, hương vị và thành phần dinh dưỡng riêng. Gạo lứt có hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao hơn so với gạo trắng. Gạo lứt cũng có chỉ số đường huyết thấp hơn và được tiêu hóa chậm hơn so với gạo trắng, do đó không làm tăng đột biến lượng đường trong máu.

Lợi ích của gạo lứt với người tiểu đường

Lợi ích của gạo lứt

Gạo lứt có nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và cho người tiểu đường nói riêng, bao gồm:

Giúp kiểm soát đường huyết

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn gạo lứt có thể giúp những người thừa cân, người mắc bệnh tiểu đường loại 2 giảm đáng kể lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 28 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong vòng 8 tuần đã cho biết. Những người thường xuyên ăn gạo lứt (ít nhất 10 lần mỗi tuần) sẽ có những cải thiện đáng kể. Những vấn đề có thể được cải thiện : lượng đường trong máu và chức năng nội mô.

Gạo lứt cũng có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách hỗ trợ giảm cân. Một nghiên cứu đã được thực hiện với 40 phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, họ đã ăn 150g gạo lứt mỗi ngày trong vòng 6 tuần. Kết quả cho thấy họ đã giảm số cân nặng đáng kể, cả về vòng eo và chỉ số khối cơ thể (BMI).

Một nghiên cứu khác được thực hiện với 867 người cũng chứng minh rằng việc giảm cân rất quan trọng với người tiểu đường. Nghiên cứu này đã ghi nhận rằng những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2, sau khi giảm 10% trọng lượng cơ thể trở lên trong vòng 5 năm, thì các triệu chứng có khả năng thuyên giảm gấp đôi.

Giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2

Gạo lứt ngăn ngừa tiểu đường loại 2

Gạo lứt không chỉ có lợi cho những người đã mắc bệnh tiểu đường mà còn có thể giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 ngay từ giai đoạn đầu.

Một nghiên cứu được thực hiện với 197.228 người đã chỉ ra rằng ăn ít nhất 2 phần gạo lứt mỗi tuần giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Dù chưa có nghiên cứu cụ thể rõ ràng, giải thích tại sao gạo lứt có tác dụng này. Nhưng một vài nghiên cứu liên quan cho rằng đây có thể là tác dụng do hàm lượng chất xơ và magie cao có trong gạo lứt tạo thành.

Giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

Gạo lứt chứa nhiều flavonoid, một hợp chất từ thực vật có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer. Ngoài ra, gạo lứt cũng có hàm lượng magie cao, giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến huyết áp cao, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường?

Loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường

Hiện nay có khá nhiều loại gạo lứt trên thị trường cho người dùng lựa chọn. Tuy nhiên, người tiểu đường nên ưu tiên lựa chọn một số loại gạo lứt sau:

  • Gạo lứt đỏ: Đây là loại gạo thường có màu đỏ nâu, khi nấu chín thì khá dẻo. Trong gạo lứt đỏ có chứa nhiều chất xơ, và các vitamin (A, B…) nên sẽ phù hợp với những người ăn chay và người bị tiểu đường,… Chỉ số đường huyết của gạo lứt đỏ là ở mức trung bình và không làm đường huyết tăng cao sau khi ăn
  • Gạo lứt đen: Đây là loại gạo có màu tím than. Loại gạo này giàu chất xơ, ít đường và có nhiều hợp chất thực vật tốt, có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh tim và đẩy lùi ung thư. Gạo lứt đen cũng có tác dụng làm sáng da, tóc và móng. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hội Nội Tiết – Đái Tháo Đường Miền Trung Việt Nam, chỉ số đường huyết của gạo lứt đen (gạo lứt tím than) là 54.2, thuộc nhóm chỉ số đường huyết trung bình theo phân loại Quốc tế.
  • Gạo mầm: Gạo mầm là gạo lứt còn nguyên phôi, tốt cho người bị tiểu đường. Gạo mầm còn được xem là “cứu tinh” cho người bị tiểu đường, bởi chúng chứa hàm lượng gaba cao, giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định. Chỉ số đường huyết của gạo mầm là 50, được xếp hạng trung bình.

>>> Xem thêm tác dụng của gạo lứt đen với người tiểu đường để hiểu hơn về giá trị dinh dưỡng của loại gạo này.

Cách ăn gạo lứt cho người tiểu đường

Cách ăn gạo lứt

Đối với người tiểu đường, việc ăn gạo lứt cũng cần phải tuân theo một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn và hiệu quả, như sau:

  • Chọn loại gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình. Tránh những loại gạo lứt có chỉ số đường huyết cao như gạo lứt vàng hay gạo lứt trắng.
  • Hạn chế lượng gạo lứt ăn mỗi ngày, không nên ăn quá 1 bát nhỏ (khoảng 150g) mỗi bữa. Nếu có thể, nên kết hợp gạo lứt với các loại thực phẩm khác giàu chất xơ, protein và chất béo lành mạnh như rau xanh, đậu, thịt nạc, cá, trứng, hạt, dầu ô liu… để làm giảm tốc độ tiêu hóa và hấp thu đường.
  • Nấu gạo lứt đúng cách để giữ được dinh dưỡng và hương vị. Nên ngâm gạo lứt trong nước sạch từ 30 phút đến 2 tiếng trước khi nấu để làm mềm hạt gạo và giảm thời gian nấu. Nên nấu gạo lứt với tỷ lệ nước và gạo là 2:1 hoặc ít hơn để tránh làm giảm chất xơ và vitamin. Nên dùng nồi cơm điện hoặc nồi áp suất để nấu gạo lứt cho dẻo và ngon.
  • Bảo quản gạo lứt đúng cách để tránh mất chất dinh dưỡng và bị mốc. Nên để gạo lứt trong túi kín hoặc hộp kín và để trong tủ lạnh hoặc ngăn đông. Nếu muốn sử dụng lại gạo lứt đã nấu, nên để trong tủ lạnh không quá 3 ngày hoặc trong ngăn đông không quá 6 tháng.

>>> Xem thêm thực đơn cho người tiểu đường để bỏ túi những tips hữu ích để lên thực đơn phù hợp cho người tiểu đường.

Kết luận

Gạo lứt là một loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường. Nhưng để đảm bảo hiệu quả, người tiểu đường nên chọn những loại gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình như gạo lứt đỏ, gạo lứt đen hay gạo mầm. Ngoài ra, người tiểu đường cũng cần phải tuân theo một số nguyên tắc khi ăn và nấu gạo lứt để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về gạo lứt với người tiểu đường. Nếu bạn còn thắc mắc, cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay tới hotline: 0353 168 166 để được chúng tôi hỗ trợ một cách tốt nhất.

Địa chỉ VIỆN Y DƯỢC QUÂN DÂN Y VIỆT NAM

Trụ sở chính: LK 6, Khu nhà ở thấp tầng thuộc Dự án Trụ sở làm việc (cơ sở 2) và CHCC kết hợp DVTM tại khu Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Lịch làm việc và Liên hệ

Làm việc tất cả các ngày trong tuần

Từ 8:00 – 22:00 (cả thứ 7 và chủ nhật)

Nếu đến ngoài giờ làm việc vui lòng liên hệ hotline để đặt lịch

0353 349 935 hoặc 0353 168 166

hoặc 024 629 13236

vienyduocquandany1@gmail.com

vienyduocquandany.vn