Vì đều diễn ra vào tháng 7 âm lịch hàng năm nên vẫn còn nhiều người cho rằng lễ Vu Lan và cúng Cô hồn là một. Tuy nhiên thực tế Lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn là hai lễ hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa. Hãy cùng Viện Y Dược Quân Dân Y Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về hai ngày lễ đặc biệt này nhé!
1. Khởi nguồn của Lễ Vu Lan và Lễ cúng Cô hồn
1.1. Sự tích lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan được gắn với tích Mục Kiền Liên cứu mẹ của Đạo Phật. Mục Kiền Liên là một đệ tử của Đức Phật và đã luyện được nhiều phép thần thông.
Vì tưởng nhớ mẹ nên Mục Kiền Liên đã dùng đôi mắt thần của mình để tìm mẹ. ông đã thấy mẹ mình dưới địa ngục và đang bị đày làm quỷ đói do kiếp trước đã gây nhiều nghiệp ác. Quá thương mẹ, ông đã dùng phép để xuống địa ngục để mang cơm dâng cho mẹ.
Tuy nhiên, do bà Thanh Đề (mẹ của Mục Kiền Liên) vẫn còn tính tham sân si nên khi đưa bát lên miệng, thức ăn đều hoá thành lửa đỏ. Chứng kiến cảnh này, Mục Kiền Liên rất đau xót, vậy nên ông đã đến cầu xin Đức Phật cứu giúp mẹ mình.
Đức Phật đã dạy ông rằng một mình ông không thể cứu mẹ được vì ác nghiệp của bà quá nặng. Vì vậy ông phải nhờ sự hợp lực của các cao tăng khắp mười phương mới mong thành công.
Do đó, vào ngày rằm tháng 7, nhân lúc chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì soạn một cái lễ đặt vào chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin để có thể cứu rỗi vong nhân ra khỏi địa ngục tăm tối. Theo lời Phật dạy, Mục Kiền Liên đã thành tâm thực hiện. Kết quả, ông cứu được mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) sinh về cảnh giới lành.
>>> Xem thêm Lễ Vu Lan là gì? để hiểu thêm về nguồn gốc, ý nghĩa của tháng hiếu hạnh đặc biệt này nhé!
1.2. Lễ cúng Cô hồn
Còn lễ cúng Cô hồn, Đại Đức Thích Nhật Thiện (ban trụ trì chùa Giác Ngộ, Q10, TP. HCM) cho biết, đây là tục cúng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lễ cúng Cô hồn được người Trung Quốc gọi là lễ cúng “Phóng diệm khẩu”, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, những vong hồn vật vờ, không nơi nương tựa, không được ai cúng bái.
Sự tích lễ cúng cô hồn
Lễ cúng cô hồn được bắt nguồn từ câu chuyện của ông A Nan Đà với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu).
Chuyện kể rằng, một buổi tối A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ với hình thù gớm ghiếc, thân thể khô gầy, miệng nhả ra lửa bước vào. Đứng trước mặt tôn giả A Nan, ngạ quỷ nói rằng: Sau ba ngày nữa A Nan sẽ chết và thác sinh vào loài ngạ quỷ.
A Nan sợ quá nên đã nhờ ngạ quỷ bày cách để tránh khỏi khổ đồ. Nghe vậy, ngạ quỷ nói: “Sớm mai ông phải bố thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, nhờ đó chúng tôi thoát khổ ngạ quỷ, sinh về cõi trên, còn thầy thì mới tăng được tuổi thọ.”
Ngài A Nan đã đem chuyện bạch với Đức Phật, Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni” để A Nan đem tụng trong lễ cúng và thêm phần phúc thọ.
Tục cúng cô hồn được bắt nguồn từ sự tích này. Do đó ngày nay người ta vẫn thường nói lễ cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, với ý nghĩa là “thả quỷ miệng lửa”. Sau này được hiểu rộng thành các nghĩa khác như xá tội vong nhân hay thường gọi là cúng Cô hồn.
>>> Nếu bạn chưa biết cách làm mâm cúng lễ Vu Lan và Lễ Cô hồn đúng cách, hãy xem ngay [Hướng dẫn] Chuẩn bị mâm cúng lễ Vu Lan chi tiết từ A-Z để được hướng dẫn chi tiết nhé!
2. Sự khác biệt giữa lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn
Tháng 7 hàng năm vừa được gọi là ngày Lễ Vu Lan báo hiếu, vừa được gọi là ngày Lễ cúng Cô hồn (hoặc ngày xá tội vong nhân). Tuy nhiên, hai lễ này hoàn toàn khác nhau.
Về mặt ý nghĩa, Lễ Vu Lan và báo hiếu với cha mẹ, ông bà tổ tiên, tri ân những người đã sinh thành, dưỡng dục. Bên cạnh đó, lễ còn để thể hiện lòng biết ơn và đền ơn con người.
Trong khi đó, lễ cúng Cô hồn là lễ bố thí cho những vong hồn vất vưởng không nơi nương tựa, không ai thờ cúng. Theo tín ngưỡng cổ truyền, vào dịp tháng 7 hàng năm, Quỷ môn quan sẽ mở ra đến ngày 14/7 âm lịch (tức từ bắt đầu mở cửa từ ngày 2/7 đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 âm lịch thì kết thúc). Do đó, nhân gian sẽ sắm cỗ cúng các vong linh không nhà không cửa để được bình an, không bị ma quỷ quấy phá.
Về bản chất hai Lễ này một lễ là báo hiếu, một Lễ là làm phúc.
Tháng 7 âm lịch là thời điểm để chúng ta báo hiếu cho cha mẹ, vậy bạn đã biết nên tặng gì cho bố mẹ cho dịp này hay chưa?
>>> Nếu chưa hãy tham khảo ngay: Lễ Vu Lan nên tặng gì cho bố mẹ? Gợi ý quà tặng ý nghĩa nhất 2023 để chọn đuốc những món quà ý nghĩa nhất cho những người thân yêu của mình nhé!
Tạm kết
Tuy rằng hai lễ có nguồn gốc khác nhau, nhưng đều là những lễ lớn được diễn ra trong tháng 7. Bản thân hai lễ cũng đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả, đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí. Các lễ này đều giúp khuyến khích mọi người sống có đạo đức và luôn phải biết ơn gia đình, tổ tiên.
Nếu bạn muốn tham khảo thêm về sản phẩm chăm sóc sức khoẻ để làm quà cho người thân. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0353 168 166. Hoặc truy cập website: vienyduocquandany.vn để tìm hiểu thêm về những sản phẩm giúp chăm sóc sức khoẻ vượt trội của Viện Y Dược Quân Dân Y Việt Nam ngay nhé!