Nhân viên kinh doanh và sale là hai thuật ngữ thường được sử dụng hiện nay. Tuy vậy, vẫn nhiều người thắc mắc rằng, nhân viên kinh doanh có phải là sale không? Nếu bạn cũng có cùng câu hỏi này, hãy tham khảo ngay bài viết “Nhân viên kinh doanh có phải là sale không? mà Viện Y Dược Quân Dân Y Việt Nam chia sẻ ngay sau đây nhé.
1. Nhân viên kinh doanh có phải là sale không?
Việc thắc mắc về vấn đề nhân viên kinh doanh có phải là sale không thường rất hay gặp phải. Trên thực tế, nhân viên kinh doanh chính là dịch nghĩa của từ sale đã được rút gọn. Cụ thể, nhân viên kinh doanh trong tiếng anh thường có khá nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như:
- Salesman: Để chỉ nhân viên kinh doanh nam.
- Saleswoman: Để chỉ nhân viên kinh doanh là nữ giới.
- Những cụm từ khác như Sales Supervisor, Sale Executive, National Sales Manager,…
Do đó, để ngắn gọn hơn, nhân viên kinh doanh cũng sẽ được gọi là nhân viên sale. Đặc biệt, ở những công ty thường xuyên sử dụng thêm ngôn ngữ tiếng anh thì chủ yếu sẽ thay thế tên gọi nhân viên kinh doanh là sale.
2. Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh
Nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh (sale) chính là đem lại được nhiều doanh thu nhất có thể. Để đạt được mục tiêu đó, nhân viên kinh doanh sẽ thực hiện 2 nhóm công việc chính. Cụ thể như sau:
Tìm kiếm, khai thác khách hàng mới, khách hàng tiềm năng:
- Tìm kiếm thông tin của khách hàng bằng nhiều kênh khác nhau.
- Liên hệ chủ động với khách hàng trong danh sách, data có sẵn để giới thiệu dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
- Gửi những thông tin về sản phẩm, dịch vụ qua email hoặc những kênh liên lạc thuận tiện cho khách hàng.
- Sử dụng những kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ khách hàng hoàn tất quá trình mua bán, hoàn tất hợp đồng ký kết sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Chăm sóc khách hàng cũ/mới:
- Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc, phàn nàn, khiếu nại của khách hàng kịp thời.
- Đối với những sản phẩm, dịch vụ có thời hạn, cần theo dõi thường xuyên quá trình sử dụng, nhắc nhở khách hàng khi đến thời điểm gia hạn.
- Gửi các thông tin liên quan đến ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng cũ.
- Thường xuyên theo định kỳ liên hệ để hỏi thăm, xin các phản hồi về quá trình sử dụng dịch vụ, sản phẩm của khách hàng.
3. Mức lương của nhân viên kinh doanh
Trên thực tế, mức thu nhập của nhân viên kinh doanh (sale) sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bao gôm như năng lực của bạn, quy mô doanh nghiệp, loại hình sản phẩm, dịch vụ kinh doanh,… Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo mức lương trung bình của vị trí này như sau:
4. Lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh
Bộ phận kinh doanh trong một doanh nghiệp là bộ phận chủ chốt, mang về nguồn doanh thu để doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển lâu dài. Vì thế, những nhân viên kinh doanh và vị trí làm trong bộ phận kinh doanh luôn là người hết sức quan trọng.
Theo trình tự cấp bậc, người làm kinh doanh trong doanh nghiệp sẽ từng bước làm dưới các chức vụ như sau:
- Nhân viên kinh doanh: Là nhân sự nòng cốt trực tiếp làm việc với khách hàng, đối tác, mang về doanh thu cho doanh nghiệp.
- Chuyên viên kinh doanh: Là người đã có kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh, giữ nhiệm vụ điều phối các nhân viên kinh doanh.
- Trưởng bộ phận kinh doanh: Ở nhiều công ty, chuyên viên kinh doanh và trưởng bộ phận kinh doanh là một, cũng làm nhiệm vụ quản lý nhân sự kinh doanh.
- Trưởng phòng kinh doanh: Là người quản lý cả một phòng ban về kinh doanh, chịu trách nhiệm về doanh thu của toàn công ty.
- Giám đốc kinh doanh: Là người cấp cao hơn cả trưởng phòng, sẽ điều phối và chịu trách nhiệm về doanh số kinh doanh của tất cả các phòng và bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải bạn sẽ trải qua tất cả các chức vụ này trong cùng một doanh nghiệp. Vì còn tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà ban lãnh đạo sẽ phân chia bộ phận và cấp bậc riêng. Có doanh nghiệp chỉ có một nhân viên kinh doanh phụ trách tất cả. Có nơi lại gồm một trưởng bộ phận và một vài nhân viên kinh doanh. Có nơi lại gồm cả một phòng kinh doanh riêng với số lượng nhân viên kinh doanh lớn, nên cần có một trưởng phòng quán xuyến. Như vậy, để từng bước theo sát lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh, bạn cần có thời gian tích lũy kinh nghiệm ở nhiều doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực khác nhau đấy!
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vị trí nhân viên kinh doanh (sale). Và nếu bạn đam mê kiếm tiền, mong muốn mức lương xịn sò và lộ trình thăng tiến rõ ràng thì hãy xem ngay Tin tuyển dụng của Viện Y Dược Quân Dân Y Việt Nam nhé.