“Ở đây tuyển designer trên 1 năm kinh nghiệm”, chắc hẳn các bạn sinh viên mới ra trường sẽ gặp mô tả công việc như thế này. Nhưng sinh viên mới ra trường thì làm gì có kinh nghiệm?. Vậy tại sao vẫn có công ty tuyển dụng thực tập sinh mới ra trường, liệu nhà tuyển dụng cần gì ở một sinh viên mới ra trường? Có phải chỉ có kinh nghiệm?
Hãy cùng Viện Y Dược Quân Dân Y Việt Nam tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Kiến thức chuyên môn tốt
Khi bạn ứng tuyển một vị trí nhất định, thì kiến thức chuyên môn thuộc vị trí đó là yêu cầu tối thiểu. Nhà tuyển dụng sẽ chú trọng vào kiến thức bạn tích lũy được trong quá trình học để tránh mất thời gian đào tạo. Ngoài điểm số ra, bạn có thể thể hiện kiến thức chuyên môn qua những cuộc thi hay bằng cấp chứng chỉ khác.
Ở một số doanh nghiệp ngoài điểm số tốt nghiệp đạt chuẩn, bạn phải tham gia bài kiểm tra năng lực do chính nhà tuyển dụng đưa ra. Vậy nên, để có được công việc tốt thì sinh viên mới ra trường không được phép “học đối phó” và cần phải nỗ lực rất nhiều trong những năm học đại học.
Kiến thức chuyên môn là điều tất yếu nhà tuyển dụng cần ở bạn
2. Kỹ năng mềm liên quan đến công việc
Ngoài lượng kiến thức chuyên môn tốt, nhà tuyển dụng còn cần đến kỹ năng mềm của sinh viên mới ra trường. Kỹ năng mềm góp phần quyết định bạn là ai, làm việc như thế nào và hiệu quả ra sao. Dù bạn ở đâu, làm gì thì kỹ năng mềm cũng rất cần thiết.
Tùy vào vị trí bạn ứng tuyển sẽ yêu cầu kỹ năng mềm khác nhau nhưng chung quy một số kỹ năng mềm quan trọng mà sinh viên mới ra trường nên trang bị cho mình như: khả năng giao tiếp tốt, làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo, quản lý thời gian, quản lý dự án, … Khi phỏng vấn các nhà tuyển dụng thường đặt ra những câu hỏi tình huống để các ứng viên xử lý từ đó bộc lộ được các tố chất của mình. Vì thế, ngoài kiến thức chuyên môn, đừng quên rèn luyện cho bản thân những kỹ năng mềm qua các hoạt động ngoại khóa, chương trình tập huấn kỹ năng nhé!
Một số kỹ năng mềm sinh viên mới ra trường cần trang bị
3. Định hướng nghề nghiệp rõ ràng
Là một sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn nên vạch ra cho mình định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Chắc hẳn ít có nhà tuyển dụng nào muốn tuyển dụng một ứng viên đang muốn thử sức cho biết, và không có sự gắn bó với công việc.
Bạn nên đặt ra định hướng nghề nghiệp và lộ trình phát triển ngay từ năm 2-3 đại học. Việc hướng nghiệp chính xác ngay từ đầu giúp bạn chạm đến thành công nhanh hơn vì công việc ấy nằm đúng sở trường và đam mê của bạn.
Hơn nữa, định hướng nghề nghiệp đúng sẽ làm giảm nguy cơ bỏ nghề, làm trái nghề, làm nhiều nghề khác nhau, thậm chí là thất nghiệp. Có định hướng nghề nghiệp bản thân đúng đắn, bạn sẽ lên kế hoạch học tập hiệu quả hơn. Bạn biết rõ mình cần trau dồi những gì, do đó tiết kiệm được thời gian và tiền bạc đầu tư vào việc học những khóa học, những ngành nghề không phù hợp.
Sinh viên chưa có kinh nghiệm nên có tinh thần tích cực, chủ động và ham học hỏi
4. Tinh thần ham học hỏi, chủ động, và thái độ tích cực
Sinh viên mới ra trường tìm việc không thể thiếu một tinh thần ham học hỏi, chủ động và thái độ tích cực. Dù bạn có tấm bằng tốt nghiệp xếp loại xuất sắc thì bạn vẫn là thành viên mới trong môi trường doanh nghiệp mới. Vì thế, hãy chủ động và học hỏi các anh chị có nhiều kinh nghiệm hơn mình bất cứ khi nào có cơ hội.
Về thái độ trong công việc, sinh viên mới ra trường không tránh khỏi việc mắc sai lầm khi mới vào công ty. Tuy nhiên, đừng vội nản chí và tìm lý do biện hộ cho sai lầm của bản thân mà hãy tích cực học hỏi những sai lầm đó và xin feedback của các anh/chị đồng nghiệp.
Bạn nên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng
5. Ứng viên phù hợp với văn hóa công ty
Trong quá trình tìm việc, phần lớn chúng ta đều giành nhiều sự quan tâm đến tính chất của công việc và những đãi ngộ mà công ty đem lại. Tuy nhiên, có một yếu tố dường như đã bị xem nhẹ bởi những người đi tìm việc ngày nay, đó chính là văn hóa công ty. Mỗi ứng viên có tính cách và phong cách làm việc khác nhau, và tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ chọn người phù hợp với văn hóa công ty của họ.
Vì vậy, khi đi phỏng vấn, bạn thường gặp câu hỏi “Tại sao anh (chị) lại cảm thấy mình phù hợp với công việc này?” Nếu bạn nghĩ rằng câu hỏi đó thật ngớ ngẩn mà phớt lờ nó đi thì quả là sai lầm. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng thường dò hỏi và đánh giá khả năng nổi trội của bạn qua một số câu hỏi tưởng như không quan trọng và không có gì liên quan đến công việc của bạn như kiểu “Quyển sách bạn đọc gần đây nhất tên là gì?”
Văn hóa công ty cũng là quyết định bạn có lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng hay không
>>> Nhanh tay nhấn vào link https://vienyduocquandany.vn/tin-tuyen-dung để ứng tuyển nhiều Job ngon!