Tạo dựng mối quan hệ là quá trình quan trọng không thể thiếu trong việc phát triển sự nghiệp của bạn, dù bạn đang đứng ở bất kỳ nấc thang sự nghiệp nào. Tạo dựng mối quan hệ tốt đối với mọi người xung quanh chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn tạo nên được thành công. Cùng Viện Y Dược Quân Dân Y Việt Nam khám phá ngay 9 nguyên tắc tạo dựng mối quan hệ chất lượng để có thể đặt nền móng vững vàng cho sự nghiệp tương lai nhé!
1. Biết cách thể hiện bản thân
Một trong những kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt nhất là cho người đối diện biết bạn là ai. Hãy thể hiện bằng cách chia sẻ chuyên môn, kiến thức và tính cách của bạn tại các cuộc họp. Người khác sẽ muốn tìm hiểu và lắng nghe bạn nhiều hơn. Họ sẽ thấy bạn rất dễ gần, dẫn tới cơ hội để các mối quan hệ bắt đầu. Nếu bạn e ngại việc chia sẻ trong các cuộc họp, hãy suy nghĩ trước điều bạn muốn nói để chuẩn bị kỹ càng hơn.
2. Tỏa ra sự tích cực
Một người luôn tỏa ra năng lượng tích cực sẽ rất thu hút người khác, tạo cảm giác gần gũi và hòa đồng. Vì thế, hãy thể hiện thái độ niềm nở, thân thiện khi bắt chuyện với người khác với gương mặt tươi cười để có thể tạo thiện cảm ngay từ lần đầu. Nếu lúc nào bạn cũng thể hiện bộ mặt khó chịu, thái độ tiêu cực thì chắc chắn bạn bè và đồng nghiệp sẽ tránh xa, không dám lại gần.
3. Cải thiện giao tiếp
Giao tiếp chính là kỹ năng xây dựng mối quan hệ hiệu quả. Đây chính là cầu nối tuyệt vời giữa bạn và người khác dù đó là xã giao hay thân thiết. Chính vì thế, bạn đừng ngần ngại mà bỏ thêm thời gian để chăm sóc mối quan hệ của mình. Biết đâu, một ngày nào đó bạn sẽ cần tới sự giúp đỡ của họ thì sao.
4. Biết cách lắng nghe sâu sắc
Việc lắng nghe sâu sắc không chỉ dừng ở việc bạn tiếp nhận các thông tin mà là quá trình phân tích và thấu hiểu những thông tin đó. Hãy rèn luyện thói quen tiếp nhận thông tin nhiều hơn những gì mà đối phương nói thông qua cử chỉ, tính cách của họ. Sự thấu hiểu này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt lâu dài.
5. Biết thể hiện sự đồng cảm
Một trong những kỹ năng xây dựng mối quan hệ thì sự đồng cảm đóng vai trò rất quan trọng. Sự đồng cảm sẽ giúp người khác cảm thấy được an ủi và có cảm giác an toàn. Việc bạn tiếp nhận thông tin và cùng san sẻ những lỗi hay sự khó khăn với họ sẽ giúp đối phương có thể lấy lại được sự bình tĩnh và được thấu hiểu.
6. Thể hiện sự biết ơn
Hãy viết tặng lời ghi nhận thể hiện sự cảm kích đến những người làm việc mẫu mực, đóng góp tích cực và hoàn thành công việc hơn cả mong đợi. Những lời cảm ơn này có thể viết tay, gửi thư điện tử hoặc bằng thư thoại cho cấp trên, cấp dưới hoặc đồng nghiệp. Đồng nghiệp luôn thích được đánh giá cao và cảm thấy gần gũi với bạn hơn vì được bạn chú ý và biết ơn những đóng góp của họ.
7. Hưởng ứng một cách khôn khéo
Khi lắng nghe một câu chuyện, sự việc, bạn hãy hưởng ứng nó một cách khôn khéo dựa trên cảm xúc và tâm trạng của đối phương. Khi đáp ứng lại câu chuyện, sự hưởng ứng đó sẽ giúp cho quá trình trò chuyện có thêm gi.á trị và thoải mái hơn.
8. Biết cách tự đánh giá bản thân
Nắm rõ những ưu, nhược điểm của bản thân, thấu hiểu chính mình, chính là cách để bạn có thể thiết lập những mối quan hệ phù hợp và thân thiết. Khi hiểu rõ mình, bạn sẽ có thể dễ dàng đưa ra các phương pháp điều chỉnh và tiết chế để tránh việc biểu lộ thái quá, gây mất thiện cảm. Đồng thời, khai thác tối đa những thế mạnh của bản thân, tập trung xây dựng các mối quan hệ bền chặt.
9. Kỹ năng khen chê khéo léo
Không ai muốn nhận được những đánh giá tệ hay lời chê trách từ một ai đó. Với những người nhạy cảm thì việc phải tiếp nhận thông tin không tốt lại càng khó khăn và cảm thấy khó chịu với mối quan hệ với người luôn chê bai mình.
Trên đây là 9 nguyên tắc tạo dựng mối quan hệ mà Viện Y Dược Quân Dân Y Việt Nam gợi ý cho bạn.
>>>Xem ngay Blogs Tuyển dụng để tham khảo thêm nhiều bí kíp hay trong cuộc sống nhé!