Tiểu đường có di truyền không? Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng không dễ để trả lời cho câu hỏi này, vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
Khái quát về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mạn tính, xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất hoặc sử dụng insulin hiệu quả. Từ đó dẫn đến tình trạng nồng độ đường trong máu cao.
Có nhiều loại tiểu đường, nhưng hai loại phổ biến nhất là tiểu đường type 1 và type 2. Trong đó:
- Tiểu đường type 1 thường xuất hiện ở trẻ em và thanh niên, do tuyến tụy không sản xuất được insulin.
- Tiểu đường type 2 thường gặp ở người lớn, do cơ thể không phản ứng được với insulin hoặc không có đủ insulin.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiểu đường có thể khác nhau tùy theo loại bệnh. Nhưng chung quy lại là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Vậy tiểu đường có di truyền không và tầm quan trọng của việc tìm hiểu vấn đề này là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong phần sau của bài viết.
Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường CÓ THỂ di truyền. Và sự di truyền này có thể xảy ra ở cả nhóm tiểu đường type 1 và type 2. Điều này có nghĩa là: nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị tiểu đường, thì sẽ có khả năng con cái cũng mắc bệnh. Dù cho từ khi sơ sinh không có bất cứ dấu hiệu nào của căn bệnh này.
Tuy nhiên cần phải nói thêm rằng chỉ có yếu tố di truyền thì chưa đủ để gây ra bệnh tiểu đường. Bởi vì căn bệnh này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: chế độ ăn uống, lối sống, nhiễm trùng, stress…
Sự khác biệt về mặt di truyền giữa hai type tiểu đường và cách phòng ngừa
Tuy đều có thể chịu ảnh hưởng của di truyền, nhưng các loại tiểu đường cũng có sự khác biệt nhất định. Hãy cùng tìm hiểu thêm về các yếu tố ảnh hưởng và cách phòng ngừa ngay sau đây.
Tiểu đường type 1
Trong hầu hết các ca mắc tiểu đường type 1, người bệnh có xu hướng thừa hưởng các yếu tố/nguy cơ bệnh từ cả bố và mẹ. Trong đó, các nhà khoa học cho rằng yếu tố này bệnh này thường phổ biến ở người da trắng hơn. Bởi vì tỷ lệ người da trắng mắc bệnh tiểu đường type 1 là cao nhất.
Theo thống kê, nếu cha hoặc mẹ bạn mắc tiểu đường type 1, bạn có khoảng 5-10% khả năng mắc bệnh. Nếu anh chị em ruột của bạn mắc tiểu đường type 1, bạn có khoảng 10-20% khả năng mắc bệnh. Nếu bạn có song sinh cùng trứng mắc tiểu đường type 1, bạn có khoảng 30-50% khả năng mắc bệnh.
Tuy nhiên, dù nguyên nhân của tiểu đường type 1 thường không rõ ràng. Nhưng bên cạnh di truyền còn một số yếu tố khác cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường type 1 ở người như:
- Môi trường: cũng là một yếu tố liên quan nhiều đến bệnh tiểu đường type 1.
- Virus: Một số loại virus thường chỉ ảnh hưởng nhẹ đối với hầu hết mọi người. Nhưng với một số đối tượng, chúng cũng có thể kích hoạt bệnh tiểu đường type 1.
- Chế độ ăn ở thời điểm sau sinh: đây cũng có thể trở thành nguyên nhân hình thành bệnh tiểu đường type 1. Bởi các nhà nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường type 1 ít phổ biến hơn ở những trẻ được bú sữa mẹ và trẻ ăn dặm muộn.
Tiểu đường type 2
Trong bệnh tiểu đường type 2, yếu tố di truyền cũng có vai trò quan trọng, nhưng không cao như bệnh tiểu đường type 1. Các nhà nghiên cứu đã xác định được một số gen liên quan đến bệnh tiểu đường type 2. Nhưng chưa rõ ràng về cơ chế hoạt động của chúng.
Theo thống kê, nếu cha hoặc mẹ bạn mắc tiểu đường type 2, bạn có khoảng 15-20% khả năng mắc bệnh. Nếu anh chị em ruột của bạn mắc tiểu đường type, bạn có khoảng 25-35% khả năng mắc bệnh. Nếu bạn có song sinh cùng trứng mắc tiểu đường type 2, bạn có khoảng 70-90% khả năng mắc bệnh.
Ngoài yếu tố di truyền, thì yếu tố môi trường có tác động lớn hơn đến bệnh tiểu đường type 2. Nhất là các yếu tố như béo phì, thiếu vận động, căng thẳng, hút thuốc… Do đó, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 bằng cách duy trì cân nặng lý tưởng, tăng cường vận động, giảm stress và hạn chế hút thuốc…
>> Tìm hiểu thêm về sữa tiểu đường đang được yêu thích nhất tại đây <<
Một số phương pháp để phòng và điều trị bệnh tiểu đường
Như vậy, có thể thấy rằng tiểu đường có di truyền, nhưng không phải là hoàn toàn. Ngoài di truyền, còn nhiều yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, Bạn có thể phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường bằng những cách sau:
- Kiểm soát cân nặng.
- Tăng cường vận động thể lực.
- Ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe.
- Ăn chất béo lành mạnh.
- Tránh ăn kiêng cấp tốc.
- Nói không với thuốc lá.
- Uống rượu với liều lượng vừa phải.
- Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm sữa tiểu đường để bổ sung dinh dưỡng và cải thiện chức năng của insulin.
Sữa tiểu đường được thiết kế riêng cho người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Sữa tiểu đường có thường ít calo, ít đường, ít chất béo xấu, nhưng lại giàu chất xơ, protein, các vitamin và khoáng chất. Sữa tiểu đường có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu làm ổn định đường huyết. Ngoài ra sữa còn giúp tăng cường sức khỏe và cung cấp năng lượng cho người tiểu đường và có nguy cơ tiểu đường. Do đó, bạn có thể uống 1-2 ly sữa tiểu đường hàng ngày để duy trì sức khỏe tốt nhất.
>> Mua sữa tiểu đường BBCare ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhất <<
Nếu bạn còn bất kì thắc mắc hoặc muốn được tư vấn thêm về sản phẩm sữa tiểu đường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0353 168 166; hoặc qua website: vienyduocquandany.vn để tìm hiểu thêm về sản phẩm. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của bạn!