Chỉ số tiểu đường tuýp 2 là bao nhiêu? Làm cách nào để giảm nguy cơ và điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không sử dụng được glucose do thiếu hụt sản xuất insulin hoặc không sử dụng được insulin hoặc cả hai. Tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được kiểm soát tốt.
Các chỉ số cho thấy đã mắc tiểu đường tuýp 2
Để chẩn đoán tiểu đường tuýp 2, bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số đường huyết đo được trong cơ thể. Lưu ý: chỉ số này có thể thay đổi giữa các khoảng thời gian đo khác nhau. Người bệnh được chẩn đoán bệnh tiểu đường khi có các chỉ số như sau:
- Chỉ số đường huyết lúc đói từ 126 mg/dL (7 mmol/L) trở lên. Đây là chỉ số được tính khi bạn không ăn gì trong khoảng 8 tiếng kể từ lần ăn cuối cùng.
- Chỉ số đường huyết sau khi ăn từ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trở lên. Đây là chỉ số đo khi bạn đo sau khi ăn khoảng 2 tiếng.
- Chỉ số hemoglobin A1C (HbA1C) từ 6,5% trở lên. Đây là chỉ số để đo lượng đường trong máu trong một khoảng thời gian khá dài, khoảng 3 tháng trước.
Nếu bạn có các chỉ số này, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Chỉ số cho thấy đã bị tiền tiểu đường
Ngoài các chỉ số trên, bạn cũng nên cẩn thận nếu có các chỉ số sau, vì bạn có thể đã bước vào giai đoạn tiền tiểu đường:
- Chỉ số đường huyết lúc đói từ 100 mg/dL (5,6 mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L).
- Chỉ số HbA1C từ 5,7% đến 6,4%.
Các yếu tố tăng nguy cơ gây tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra do nhiều yếu tố phối hợp, đặc biệt còn có sự góp phần của yếu tố di truyền. Nếu bạn thuộc 1 hoặc nhiều hơn 1 trong các nhóm sau thì bạn có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 khá cao.
- Tuổi trên 45.
- BMI từ 23 trở lên.
- Huyết áp cao (tâm thu ≥ 140 hoặc/và tâm trương ≥ 85 mmHg).
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường (bố, mẹ, anh/chị/em ruột, con ruột).
- Tiền sử mắc các bệnh như hội chứng chuyển hóa, tiền tiểu đường.
- Phụ nữ có tiền sử thai nghén đặc biệt như: từng bị đái tháo đường thai kỳ, đã sảy thai tự nhiên nhiều lần hoặc thai chết lưu…
- Người có rối loạn lipid máu (HDL-C dưới 0,9 mmol/L và Triglycerid trên 2,2 mmol/L).
Làm thế nào để kiểm soát và điều trị tiểu đường tuýp 2?
Nếu bạn đã bị chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc và kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố sau để kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả hơn:
Chế độ ăn uống
Bạn nên ăn đủ chất và cân bằng dinh dưỡng. Hãy hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột, chất béo và natri.
Các thực phẩm bạn nên ăn nhiều là: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm giàu protein. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để duy trì mức đường huyết ổn định.
Vận động
Bạn nên tập thể dục thường xuyên, ít nhất là 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Các hoạt động vận động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe… có thể giúp bạn giảm cân. Đồng thời giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện khả năng sử dụng insulin của cơ thể.
Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị khác
>> Xem thêm: Sữa tiểu đường BBCare – sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt dành cho người tiểu đường <<
Hiện Nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm có công dụng hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó, sữa tiểu đường là một sản phẩm được nhiều người lựa chọn. Đây là loại sữa được thiết kế riêng cho người bị tiểu đường và có nguy cơ tiểu đường.
Sữa tiểu đường thường có ít đường và chất béo, lại giàu protein, canxi và các vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Sữa tiểu đường giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng. Đồng thời còn có thể giúp kiểm soát cân nặng và duy trì mức đường huyết ổn định. Do đó bạn có thể uống sữa tiểu đường vào buổi sáng hoặc làm bữa phụ trong ngày để hỗ trợ tốt hơ cho quá trình điều trị bệnh của.
Tạm kết
Tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó bạn cần quan tâm và nên kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi mắc bệnh, bạn cần tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thờ nên áp dụng thêm các biện pháp kiểm soát và điều trị hiệu khác. Như: thiết lập chế độ ăn uống khoa học, vận động thường xuyên và sử dụng thêm sữa tiểu đường.
>> Mua ngay sữa tiểu đường để được hưởng những ưu đãi hấp dẫn nhất ngay hôm nay <<
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn thêm về sữa tiểu đường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0353 168 166. Hoặc truy cập website: vienyduocquandany.vn để tìm hiểu thêm về sản phẩm. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn!