Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính nếu không được kiểm soát tốt. Những biến chứng cấp tính này có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho người bệnh như: co giật, suy hô hấp, suy tim, mất ý thức, thậm chí tử vong. Do đó người bệnh cần có kiến thức để nhận biết được những biến chứng và cách xử lý kịp thời các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho bản thân.
1. Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một bệnh lý chuyển hoá, xay ra khi xuất hiện một trong các trường hợp sau. Khi tuyến tụy không sản sinh hoặc sản sinh rất ít insulin. Hoặc khi cơ thể không phản ứng với insulin như bình thường, hay còn gọi là kháng insulin. Khi đó, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao, gây ra các biến chứng ngắn và dài hạn.
Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là biến chứng nghiêm trọng. Thường phát sinh nhanh chóng và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy chúng ta cần nhận biết sớm các biến chứng qua các dấu hiệu và có phương pháp xử lý kịp thời. Cùng tìm hiểu kỹ hơn các biến chứng và cách xử lý.
2. Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường cần biết
2.1. Biến chứng hạ đường huyết
Hạ đường huyết là tình trạng glucose trong máu xuống quá thấp, thường dưới 4mmol/l (72mg/dL). Đây là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường, đặc biệt là người đang được điều trị bằng insulin. Theo các nghiên cứu, có đến 10% người bệnh xảy ra hạ đường huyết nghiêm trọng đến mức phải điều trị cấp cứu.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện và cấp cứu kịp thời, bệnh nhân hạ đường huyết sẽ phục hồi nhanh chóng. Ngược lại, nếu không sẽ dẫn đến hôn mê và tử vong.
Một số nguyên nhân gây hạ đường huyết:
- Do đói;
- Do quên ăn bữa phụ;
- Do ăn các bữa chính quá muộn;
- Dùng insulin quá liều hoặc giảm insulin quá liều;
- Do làm việc quá sức;
- Uống nhiều bia rượu;
- Bị suy thận hoặc bệnh nội tiết.
Hạ đường huyết thể nhẹ
Có các triệu chứng như: đổ mồ hôi, tim đập nhanh, run rẩy, cảm giác đói nhiều, cảm giác khó chịu, hồi hộp…
Cách xử lý: Cho người bệnh uống một cốc nước đường hoặc vài chiếc bánh ngọt. Sau đó nhắc người bệnh nên ăn uống đầy đủ, đúng giờ để tránh hạ đường huyết tái phát.
Hạ đường huyết thể nặng
Người bị hạ đường huyết thể nặng có thể rơi vào hôn mê và tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng nhận biết: Người bệnh mệt mỏi, buồn ngủ, nhìn lơ đãng, vã mồ hôi, đi từ lơ mơ đến hôn mê, co giật, phản xạ gân xương tăng ở tứ chi, đôi khi có biểu hiện tổn thương ở thần kinh. Trước đó, người bệnh thường có một số biểu hiện như: thay đổi tính nết, nói nhiều, lời nói rối loạn…
Cách xử lý: Nếu người bệnh còn tỉnh, hãy cho uống nước đường ngay cho đến khi họ tỉnh hẳn. Sau đó cho họ ăn sớm, và tiếp tục theo dõi đường huyết, điều chỉnh liều tiêm insulin kịp thời. Nếu sau 15 phút mà đường huyết không được cải thiện hãy đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.
>>> Xem ngay Bệnh tiểu đường nên ăn gì để lựa chọn đúng loại thực phẩm cho người bệnh tiểu đường để cải thiện đường huyết.
2.2. Biến chứng cấp tính nhiễm toan ceton ở người bệnh tiểu đường
Nhiễm toan ceton thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường type 1 hoặc người đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ 1 phần tuyến tuỵ.
Các triệu chứng nhận biết toan ceton: dễ nhận thấy nhất là hơi thở có mùi hoa quả lên men. Ngoài ra còn các biểu hiện như: Nôn, mất nước, hơi thở mệt nhọc, mất phương hướng, hôn mê…
Nếu thấy các dấu hiệu kể trên, bạn cần ngay lập tức nhập viện để được các bác sĩ điều trị. Bởi nếu kéo dài có thể dẫn tới hôn mê, thậm chí là tử vong.
2.3. Biến chứng hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tiểu đường
Tăng áp lực thẩm thấu thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường type 2, với nồng độ đường huyết có thể lên đến hơn 40mmol/l (720mg/dL). Tình trạng này làm cho lượng nước bị thiếu hụt trầm trọng, khiến gia tăng áp lực thẩm thấu trong máu.
Các triệu chứng của bệnh rất nghiêm trọng và đa dạng có thể diễn tiến chậm và không rõ ràng như: gầy nhiều, đái nhiều, sụt cân… Khi bệnh tiến triển ngày càng nặng dần, các triệu chứng sẽ trở nên rầm rộ hơn. Bao gồm: mắt lờ đờ, ngủ gà, yếu chi, co giật… nếu nặng có thể hôn mê. Tình trạng này có thể tiến triển từ từ trong vài ngày đến vài tuần.
Cách xử lý: nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được các bác sĩ xử lý kịp thời.
2.4. Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường: tăng glucose huyết
Nguyên nhân:
- Tự ý bỏ thuốc hạ đường huyết;
- Ăn uống quá độ;
- Uống bia rượu…
Cách xử lý:
- Uống thuốc đều đặn theo đơn;
- Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, vận động thể dục thể thao hợp lý;
- Không uống bia rượu, không dùng các chất kích thích.
>>> Xem thêm về Biến chứng bệnh tiểu đường để biết thêm những biến chứng nguy hiểm khác bệnh tiểu đường có thể gây.
3. Lời khuyên
Để phòng ngừa và xử lý các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thường xuyên đo đường huyết và theo dõi các biến động của nó.
- Tuân thủ chế độ ăn uống, sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá… Tránh căng thẳng và mất ngủ thường xuyên.
- Tăng cường vận động, tham gia các hoạt động thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe.
- Khi có dấu hiệu của các biến chứng cấp tính, bạn nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ, nhân viên y tế hoặc đến bệnh viện/cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
- Ngoài ra bạn có thể tham gia vào các nhóm, cộng đồng hỗ trợ người bệnh để trao đổi kinh nghiệm và nhận được sự cổ vũ, động viên.
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc câu hỏi nào về điều trị hoặc thực phẩm để cho người tiểu đường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0353 168 166 hoặc 024 629 23236. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích tại chuyên mục tin liên quan trên website: vienyduocquandany.vn của chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn, chúc bạn luôn mạnh khoẻ và có một ngày tốt lành!