Những người có thể thành công và đã đạt được thành công đều là những người rất kỷ luật. Người có thể giữ kỷ luật vừa đáng khâm phục lại vừa đáng kính. Nếu người đó là bạn bè sẽ là tấm gương cho bạn học tập, nếu đó là người anh, người chị sẽ là động lực giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.
Khi còn trẻ, bạn không nhận ra rằng chính ở độ tuổi này mới là tiền đề cho tương lai. Cái lứa tuổi cần tự giác xây dựng, vun trồng chứ không phải chờ đợi và hưởng thụ. Chúng ta thường nghĩ đời người sống được mấy mà lại không tận hưởng niềm vui trước mắt. Cuộc sống này tươi đẹp đến vậy nhưng lại rất ngắn ngủi, nếu bạn không tận hưởng thì đến lúc chết đi rồi có phải rất uổng phí hay không?
Chúng ta tưởng rằng buồn thì say cho quên sầu, thích thì ăn chẳng cần màng gì sức khỏe. Cho đến sau này, chúng ta mới có thể phát hiện ra, mỗi một hành vi vô kỷ luật của bản thân không làm khổ ai khác ngoài tự làm khổ chính cơ thể của mình.
Muốn thành công hãy học cách giữ kỷ luật. Kỷ luật sẽ thúc đẩy bạn sống một cách tích cực và sớm đạt được thành tựu hơn. Cùng Viện Y Dược Quân Dân Y Việt Nam tìm hiểu 7 gạch đầu dòng để trở nên tự giác kỷ luật nhé.
1. Dậy sớm hơn lịch sinh hoạt bình thường trước 1 tiếng/ ngày
Dậy sớm là bước đầu tiên để xây dựng sự tự giác. Bạn có thể không hình dung được, nhưng đây lại là một thói quen có tầm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và sự trưởng thành của một người. Một người trưởng thành ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày, nhưng nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng, đối với những người dậy sớm, trong tiềm thức của họ, thời gian có thể sử dụng mỗi ngày dường như dài hơn. Ngược lại, trong tiềm thức của những người dậy muộn, mỗi ngày trở nên ngắn hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học phát hiện, việc dậy sớm trước 1 tiếng – nhưng vẫn ngủ đủ giấc – có thể giảm thiểu nguy cơ trầm cảm tới 23%.
2. Đọc sách 30 phút/ ngày
Mỗi ngày dành ra 30 phút đọc sách, vừa thêm được tri thức mới, vừa làm phong phú tâm hồn. Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nhân thành công rất xem trọng việc đọc sách. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Đọc một cuốn sách, tầm nhìn rộng mở, biên giới tâm hồn cũng đầy màu sắc hơn. Khi bạn đọc càng nhiều, càng nhận ra bản thân còn rất nhiều thiếu sót, bởi lẽ rất nhiều con đường bằng phẳng mà bạn đi, đều do người khác “đi mãi thành đường.”
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho biết càng dành thời gian đọc sách nhiều, càng có thêm lợi ích về sức khỏe. Nói chung, việc đọc sách đều đặn sẽ giúp chúng ta sống thêm khoảng 2 năm trong cuộc đời. Cũng giống như việc chạy bộ tốt cho tim mạch và cơ bắp, đọc sách sẽ giúp não vận động và trở nên khỏe mạnh.
3. Lên kế hoạch
Chia kế hoạch ra thành các mục tiêu dài hạn, kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày và nghiêm túc thực hiện.
Việc lên kế hoạch giúp bạn tập trung vào những thứ cần ưu tiên. Bằng cách chú trọng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ hơn là hoàn thành chúng, bạn có thể tránh được sự chần chừ không đáng có.
4. Tập thể dục 40 phút/ ngày
Tập thể dục 40 phút. Bạn có thể bắt đầu bằng chạy bộ. Mỗi tuần chạy bộ ít nhất 3 ngày, mỗi ngày ít nhất 3km. Chạy bộ là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì rất lớn. Lười một vài hôm thôi bạn sẽ không có hứng thú muốn bắt đầu lại nữa. Thay vào tự chống đối và ép mình chạy, hãy tận hưởng quá trình chạy. Tận hưởng mỗi một quá trình chạy và vượt qua chính mình.
Thái độ của chúng ta quyết định chất lượng cuộc sống. Không vui hãy đi chạy bộ, vui cũng đi chạy bộ. Khi một việc trở thành thói quen tích cực, cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi một cách đầy bất ngờ. Sau khi toát hết mồ hôi, cơ thể mệt rồi, ngược lại cảm thấy thoải mái, tâm tịnh hơn rất nhiều. Cứ kiên trì tập thể dục, vận động cơ thể trong thời gian dài, rồi bạn sẽ nhận ra sự khác biệt.
5. Biết ơn bản thân và những người xung quanh
Khi mang trong mình tâm thái thích oán than. Bạn sẽ luôn cảm thấy, có những chuyện, không trút ra thì không vui lên được, giữ trong lòng sẽ chỉ khiến mình khó chịu. Nhưng bạn biết không, ca thán không giải quyết được vấn đề. Có những chuyện càng nói nhiều sẽ càng bực mình. Người chịu thiệt suy cho cùng vẫn chỉ là chính mình. Thậm chí đôi khi còn so sánh mình với người khác, để rồi nảy sinh tâm lý tự ti. Khi ý thức được những thứ này, bạn sẽ phát hiện ra khoảng thời gian tuyệt đẹp nhất trong cuộc đời thì ra đều để dành tặng cho những đố kị, đấu đá, oán than…
Đời người chớp mắt một cái chúng ta đã không còn trẻ trung nữa, bạn có muốn lãng phí thêm bất cứ khoảng thời gian tươi đẹp nào của cuộc đời mình không? Nên luôn đặt mình vào vị trí đối phương để suy xét. Luôn biết ơn mỗi một người đã bảo vệ và yêu thương ta. Hãy trở nên kiên cường, độc lập, mạnh mẽ, không để cha mẹ phải lo lắng, làm tấm gương cho con cái và theo cách riêng của mình để yêu bản thân và những người xung quanh.
6. Quen với việc một mình
Sống trên đời, ai cũng cần cho mình những mối quan hệ xã giao, cần đến bạn bè. Nhưng cần, không có nghĩa là phụ thuộc. Đường đời, suy cho cùng vẫn luôn là một cuộc “độc hành”, đường của mình phải tự mình bước đi. Phải quen với việc một mình, độc lập giải quyết mọi chuyện, ai cũng có những công việc riêng, thỉnh thoảng ngồi lại chén chú chén anh, những ngày còn lại, hãy quen với sự cô đơn, Có duyên ắt phùng, vô duyên ắt tán. Nói cho cùng, đời người là một hành trình đơn độc.
7. Viết nhật kí
Mỗi ngày hãy viết nhật ký. Không nhất thiết là một cuốn sổ dày, một file word đơn điệu. Nhật ký có thể là Blog, bài post trên MXH để chia sẻ và gia tăng năng lượng tích cực. Vừa là để viết ra những chuyện không vui, giúp giải tỏa áp lực, vừa là để ghi lại, lưu lại những dấu ấn của mình trên con đường đời. Vừa để nói chuyện, hiểu bản thân hơn, vừa để khích lệ bản thân cố gắng mỗi ngày.
Sống là một người kỷ luật, tự giác, ông trời nhất định không phụ bạn.
Trên đây là 7 gạch đầu dòng để trở nên tự giác kỷ luật, giúp bạn có một cuộc sống tích cực hơn. Click ngay Blogs tuyển dụng của Viện Y Dược Quân Dân Y để biết thêm nhiều mẹo hay trong cuộc sống nhé.